image banner
Admin
Quy Chế Làm Việc
Lượt xem: 162

QUY CHẾ LÀM VIỆC 

 BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN 

 LAO ĐỘNG THỊ XÃ BÌNH LONG KHÓA IX -NHIỆM KỲ 2016-2021 

 (Ban hành kèm Quyết định số :04/QĐ-LĐLĐ  ngày 20 tháng 04 năm 2017)


CHƯƠNG I

 NHIỆM VỤ CỦA BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ 


LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THỊ XÃ BÌNH LONG

Điều I: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành  

    Ban chấp hành Liên đoàn Lao động thị xã là cơ quan lãnh đạo hoạt động công đoàn và phong trào CNVC-LĐ giữa hai kỳ đại hội Công đoàn thị xã nhiệm kỳ 2016-2021  có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

   1/ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Công đoàn thị xã khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2021, các văn bản, chỉ đạo của công đoàn cấp trên và Thị uỷ, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.

   2/ Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm kiểm điểm đánh giá tình hình phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn thị xã; quyết định phương hướng, nhiệm vụ hoạt động Công đoàn thị xã hàng quí, 6 tháng, năm tiếp theo, báo cáo LĐLĐ tỉnh, Thị uỷ Bình Long.

  3/  Tham gia với UBND thị xã giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của CNVC-LĐ và tổ chức Công đoàn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động và các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động theo qui định của pháp luật.

  4/ Xây dựng CĐCS, Nghiệp đoàn vững mạnh theo qui định của Công đoàn cấp trên, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn.

  5/ Quản lý tài chính, ngân sách Công đoàn theo đúng quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

   Điều 2Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ :  

    Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thị xã là cơ quan thường trực của Ban chấp hành, thay mặt Ban chấp hành chỉ đạo điều hành hoạt động Công đoàn giữa 2 kỳ họp Ban chấp hành, có nhiệm vụ như sau: 

   1/ Triển khai thực hiện các chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động Tỉnh, Thị ủy và BCH Liên đoàn lao động thị xã; chỉ đạo, hướng dẫn,  kiểm tra đôn đốc các CĐCS thực hiện các Nghị quyết của Ban chấp hành LĐLĐ thị xã,  Liên đoàn Lao động  tỉnh và Thị  uỷ Bình Long. 

    2/ Trực tiếp chỉ đạo tổ chức bộ máy, điều hành hoạt động của cơ quan Liên đoàn Lao động thị xã.

    3/ Thay mặt Ban chấp hành tham gia với UBND thị xã các lĩnh vực quản lý nhà nước, kinh tế xã hội và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của CNVC-LĐ và tổ chức Công đoàn thị xã, phối hợp với UBND thị xã và các ban ngành, đoàn thể phát động phong trào thi đua và vận động CNVC-LĐ thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua  nhằm  hoàn thành kế hoạch kinh tế, xã hội do thị xã đề ra.

    4/ Trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý ngân sách Công đoàn, tài sản Công đoàn. Thông qua dự toán, quyết toán ngân sách Công đoàn hàng năm để trình Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Tỉnh quyết định.

    5/ Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của LĐLĐ thị xã, tham gia giải quyết đơn khiếu nại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp CNVCLĐ. Tư vấn pháp luật để người lao động tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp theo pháp luật qui định .

     6/ Có kế hoạch thực hiện việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công đoàn và các chính sách đối với Cán bộ Công đoàn theo sự phân cấp của Liên đoàn Lao động Tỉnh trình Ban chấp hành Liên đoàn Lao động thị xã quyết định .

    7/ Quyết định thành lập, giải thể Công đoàn cơ sở trực thuộc theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và theo phân cấp của Liên đoàn Lao động Tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở, ra quyết định công nhận Ban chấp hành, UBKT của Công đoàn cơ sở . 

      8/ Báo cáo và trả lời chất vấn của các Uỷ viên Ban chấp hành theo qui định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam  .

  CHƯƠNG II 

 NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH, CÁC PHÓ CHỦ TỊCH, UỶ VIÊN THƯỜNG VỤ,  UỶ VIÊN BAN CHẤP HÀNH

 LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THỊ Xà

         

Điều 3 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch : 

1/ Là người đứng đầu Ban chấp hành LĐLĐ thị xã chịu trách nhiệm chung về phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn trong thị xã, điều hành hoạt động của Ban thường vụ và cơ quan Liên đoàn Lao động thị xã, chịu trách nhiệm trước BCH LĐLĐ thị xã, Thị uỷ và LĐLĐ Tỉnh. 

2/ Nghiên cứu các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Công đoàn cấp trên để xây dựng chương trình công tác của Ban chấp hành, Ban thường vụ Liên đoàn Lao động thị xã. 

3/ Thay mặt Ban thường vụ Liên đoàn Lao động thị xã tham mưu, đề xuất, kiến nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Thị Uỷ; phối hợp với UBND thị xã và các ban ngành, đoàn thể trong thị xã, xã - phường thực hiện nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn thị xã vững mạnh đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thị xã. 

4/ Phụ trách công tác tổ chức, làm chủ tài khoản của Liên đoàn Lao động thị xã

5/ Theo dõi chỉ đạo công tác xây dựng Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước .

6/ Chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình và chủ trì các cuộc họp Ban chấp hành, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thị xã định kỳ và đột xuất.

7/ Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chủ chốt trong hệ thống Liên đoàn lao động thị xã. Kiểm tra đôn đốc hoạt động Công đoàn cơ sở. Ký các quyết định khen thưởng, kỷ luật, đề bạt cán bộ, quyết định chuẩn y Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, quyết định thành lập Công đoàn cơ sở và chỉ định Ban chấp hành lâm thời Công đoàn cơ sở theo sự phân cấp của Liên đoàn lao động Tỉnh.  

Điều 4 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch  

   - Phụ trách công tác thi đua, chính sách, Tổ tư vấn pháp luật Liên đoàn lao động thị xã

   - Phụ trách điều hành hoạt động của UBKT Liên đoàn Lao động thị xã, đôn đốc hướng dẫn hoạt động UBKT các CĐCS.

   - Phụ trách công tác tuyên giáo và xây dựng công đoàn cơ sở ngoài nhà nước.

   - Theo dõi chỉ đạo hoạt động của Ban nữ công LĐLĐ thị xã

   - Hướng dẫn hoạt động một số CĐCS theo sự phân công của Ban thường vụ LĐLĐ thị xã. 

   -Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch, thay mặt Chủ tịch điều hành giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của chủ tịch theo sự uỷ nhiệm của Chủ tịch, đồng thời chịu trách nhiệm liên đới với chủ tịch trước BCH LĐLĐ thị xã, Thị uỷ và LĐLĐ Tỉnh về công việc được phân công.  

Điều 5 : Nhiệm vụ, quyền hạn của các Uỷ viên Ban Thường vụ :

  1/ Tham gia quyết định các chủ trương của BTV Liên đoàn Lao động thị xã trong việc giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm, quyền hạn của BTV giữa 02 kỳ họp BCH; cùng tập thể BTV chuẩn bị nội dung và điều hành các Hội nghị của BCH, phụ trách một số công việc theo phân công của Thường trực Liên đoàn Lao động thị xã.

 2/ Ủy viên BTV được phân công theo dõi các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn trực thuộc có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc, thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn thị xã lần thứ IX, các nghị quyết của BCH, BTV và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc, kiến nghị và các vấn đề mới nảy sinh tại khu vực được phân công theo dõi với Thường trực, BTV.

 Điều 6 : Nhiệm vụ của các Uỷ viên Ban chấp hành : 

1/ Cùng với tập thể BCH thực hiện các nhiệm vụ của Ban chấp hành Liên đoàn Lao động thị xã đã ghi trong Điều 1 quy chế này. Tham dự đầy đủ các kỳ họp của BCH, góp ý kiến thiết thực vào công việc của Ban chấp hành. Thường xuyên phản ánh những thông tin cần thiết cho Ban thường vụ, Ban chấp hành, tham gia các hoạt động do Ban thường vụ và Ban chấp hành yêu cầu, hướng dẫn Công đoàn cơ sở nơi mình công tác thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Liên đoàn Lao động thị xã. 

2/ Uỷ viên Ban chấp hành đồng thời là cán bộ chủ chốt tại công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, quyết định của Ban chấp hành và Ban thường vụ Liên đoàn Lao động thị xã, phát hiện những mô hình và kinh nghiệm tốt trong hoạt động Công đoàn, báo cáo và đề xuất cho Ban chấp hành, Ban thường vụ Liên đoàn Lao động thị xã rút kinh nghiệm chỉ đạo chung; đồng thời nắm chắc và phản ảnh kịp thời các nguyện vọng của người  lao động cho Ban thường vụ, BCH để xem xét giải quyết .

3/ Uỷ viên Ban chấp hành tham gia theo dõi hướng dẫn hoạt động một số CĐCS, tham gia đoàn kiểm tra đánh giá phân loại CĐCS theo sự phân công của BCH, Ban thường vụ LĐLĐ thị xã.

 

CHƯƠNG III 

 NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ 

    

Điều 7: Ban chấp hành :     

1/ Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thị xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mọi hoạt động của Ban chấp hành được tiến hành công khai dân chủ. Các chủ trương của Ban chấp hành được thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số. 

 2/ Hội nghị thường kỳ của Ban chấp hành 3 tháng/ lần ( từ ngày 10-15 của tháng cuối quý) để kiểm điểm công tác vừa qua và đề ra phương hướng công tác sắp tới, góp ý cho sự chỉ đạo của Ban thường vụ và thảo luận các công tác chuyên môn của Công đoàn. Kiểm điểm kết quả thực hiện công tác kiểm tra Công đoàn và quyết định chương trình công tác kiểm tra Công đoàn quí tới. Trong những trường hợp cần thiết, Ban thường vụ có thể triệu tập Ban chấp hành họp đột xuất để lấy ý kiến về những vấn đề quan trọng có liên quan đến phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn .

 3/ Các văn bản trình cho hội nghị Ban chấp hành thường kỳ phải gửi trước cho uỷ viên Ban chấp hành ít nhất 3 ngày để góp ý trong hội nghị.

 4/ Các uỷ viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động thị xã được cấp sinh hoạt phí để có điều kiện  thực hiện tốt nhiệm vụ.

Điều 8: Ban thường vụ : 

1/ Hội nghị thường kỳ của Ban thường vụ 1 lần/ tháng ( từ ngày 05-10 hàng tháng) để kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã qua và quyết định chương trình công tác sắp tới, giải quyết các vấn đề cần thiết khác, trường hợp đột xuất, có thể triệu tập hội nghị Ban thường vụ bất thường .

 2/ Ban thường vụ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số .

 

CHƯƠNG IV 

 QUAN HỆ CÔNG TÁC 

 

Điều 9: Đối với Liên đoàn Lao động Tỉnh   

BCH Liên đoàn Lao động thị xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động Tỉnh về công tác Công đoàn, thực hiện chế độ báo cáo và phản ánh, kiến nghị Liên đoàn Lao động tỉnh xem xét giải quyết kịp thời về tình hình CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn thị xã. 

Điều 10 : Đối với Thị uỷ :  

BCH Liên đoàn Lao động thị xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Thị  uỷ, có trách nhiệm thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Thị uỷ , thực hiện chế độ báo cáo kết quả công tác theo định kỳ, tham mưu, đề xuất kiến nghị Ban thường vụ Thị ủy giải quyết những vấn đề liên quan đến CNVC-LĐ thông qua Ban Dân vận Thị ủy.

Điều 11 : Đối với Ủy ban nhân dân thị xã  

Là quan hệ phối hợp hoạt động phong trào xây dựng CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn đạt hiệu quả nhằm thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội – an ninh, quốc phòng của thị xã, chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho CNVC-LĐ. 

Điều 12 : Đối với các cơ quan, đơn vị, phòng ban của thị xã và các xã, phường 

Đây là mối quan hệ phối hợp xây dựng phong trào CNVC-LĐ và họat động Công đoàn trên địa bàn thị xã đạt hiệu quả, động viên CNVC-LĐ và đoàn viên công đoàn  hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị; xây dựng phát triển CĐCS khu vực ngoài nhà nước.  

Điều 13: Đối với Uỷ ban kiểm tra Liên đoàn Lao động thị xã

 Ban chấp hành là cơ quan lãnh, chỉ đạo Uỷ ban kiểm tra LĐLĐ thị xã theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy chế hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Liên đoàn Lao động thị xã .

 Điều 14 : Đối với Công đoàn cơ sở  

Ban chấp hành LĐLĐ thị xã là cơ quan cấp trên trực tiếp lãnh, chỉ đạo tòan diện hoạt động Công đoàn cơ sở theo quy định Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

  CHƯƠNG V 

 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 

 

Điều 14:  Quy chế làm việc này là căn cứ để Ban chấp hành, Ban thường vụ, cơ quan Liên đoàn Lao động thị xã và Chủ tịch, phó chủ tịch, Uỷ viên thường vụ, Uỷ viên Ban chấp hành  thực hiện đúng với nhiệm vụ và quyền hạn được phân công

 Điều 15 :  Giao UBKT Liên đoàn Lao động thị xã có trách nhiệm theo dõi việc tổ chức thực hiện quy chế, có sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm, kiến nghị Ban chấp hành sửa đổi, bổ sung (nếu có). Cuối nhiệm kỳ đánh giá tình hình thực hiện quy chế này

Điều 16:  Quy chế này đã được hội nghị lần thứ 02 Ban chấp hành Liên đoàn Lao động thị xã  nhiệm kỳ 2016 – 2021 thông qua ngày 19 tháng 04 năm 2017 và có hiệu lực kể từ ngày ký, chỉ có Ban chấp hành Liên đoàn Lao động thị xã mới có quyền sửa đổi, bổ sung quy chế này.
hành Liên đoàn Lao động thị xã mới có quyền sửa đổi, bổ sung quy chế này.

TIN LIÊN QUAN

Trang thông tin điện tử Công đoàn thị xã Bình Long

 Địa chỉ:  02 đường Lý Thường Kiệt, phường Phú Đức, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước

 Điện thoại: 02713.666.459

Email: ldldthixa.binhlong@gmail.com

 Chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch Công đoàn thị xã Bình Long

Thiết kế bởi VNPT Bình Phước | Quản trị